Đăng nhập
Bạn muốn tạo chứng cứ pháp lý trong giao dịch và các quan hệ pháp luật?               Bạn thắng kiện trong một vụ án và muốn Thừa phát lại trực tiếp thi hành?      Bạn gặp vấn đề vì không chứng minh được bên phải thi hành án tài sản để thi hành án?                Hoặc bạn có thắc mắc gì về pháp luật?      Liên hệ số 01234 112 115  hoặc  0906 311 132 để được hỗ trợ ngay!

Đánh giá website của tôi
Rất hữu ích
Bình thường
Nội dung kém
Không có bình luận


(Đức Hoài)- Thừa phát lại là ai? Thừa phát lại là tên 1 chức vụ. Chức vụ này có ở Việt Nam từ thời Pháp thuộc. 

Nay từ năm 2009, chức danh này được Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24.7.2009 của Chính phủ quy định và bắt đầu được thí điểm trở lại tại Tp.Hồ Chí Minh. “Thừa” có nghĩa là thừa quyền, thừa lệnh. “Phát” có nghĩa là phát đi, phát ra. “Lại” nghĩa là chức tước. Theo Nghị định  61/2009/NĐ-CP, Thừa phát lại có 4 chức năng:

- Xác minh điều kiện thi hành án

- Thi hành bản án, quyết định của Toà án có thẩm quyền theo yêu cầu của đương sự (trừ các bản án, quyết định liên quan đến thu tiền, tài sản cho ngân sách nhà nước).

- Lập vi bằng (ghi nhận hành vi hoặc sự kiện)

- Tống đạt văn bản cho Toà án và Cơ quan thi hành án dân sự.

Chức năng thứ nhất và thứ hai làm cho tổ chức Thừa phát lại như 1 cơ quan thi hành án tư. Về việc lập vi bằng, đây là 1 văn bản pháp lý có giá trị chứng cứ. Vi bằng gần giống với lời chứng của công chứng viên trong hoạt động công chứng. Tuy nhiên, giữa chúng có điểm khác nhau cơ bản là Công chứng tức là lời chứng về nội dung của sự việc cần công chứng (chứng về bản chất, tính hợp pháp) còn vi bằng là lời chứng của Thừa phát lại về hình thức (khách quan). Chức năng tống đạt văn bản cần tuân theo 1 trình tự pháp lý chặt chẽ theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của các cơ quan (Luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hình sự, Luật thi hành án dân sự) mà Thừa phát lại chịu trách nhiệm tống đặt văn bản.

 

Đức Hoài 

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Tự tạo website với Webmienphi.vn