Đăng nhập
Bạn muốn tạo chứng cứ pháp lý trong giao dịch và các quan hệ pháp luật?               Bạn thắng kiện trong một vụ án và muốn Thừa phát lại trực tiếp thi hành?      Bạn gặp vấn đề vì không chứng minh được bên phải thi hành án tài sản để thi hành án?                Hoặc bạn có thắc mắc gì về pháp luật?      Liên hệ số 01234 112 115  hoặc  0906 311 132 để được hỗ trợ ngay!

Đánh giá website của tôi
Rất hữu ích
Bình thường
Nội dung kém
Không có bình luận


(Đức Hoài)-Không quen với việc tìm địa chỉ tống đạt, phải đi liên hệ lại từ đầu với đại diện UBND phường, công an khu vực hay đại diện ban điều hành khu phố… khiến cho công việc tống đạt văn bản của thư ký Tòa án trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian.

Tống đạt văn bản cho Tòa án và các Cơ quan thi hành án là một trong những công việc mà Văn phòng Thừa phát lại thực hiện. Tuy nhiên, kể từ khi Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội về việc thí điểm chế định Thừa phát lại hết hiệu lực vào ngày 01/07/2012 thì Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có văn bản yêu cầu các Tòa án tạm ngưng việc giao văn bản cho Văn phòng Thừa phát lại tống đạt.

Thư ký nghiệp vụ VP Thừa phát lại quận Bình Thạnh niêm yết văn bản tại UBND phường

Việc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra văn bản này là cần thiết bởi sự e ngại về giá trị pháp lý của việc Thừa phát lại tống đạt văn bản khi Nghị quyết số 24/2008/QH12 thí điểm chế định Thừa phát lại hết hiệu lực. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại tức cuối tháng 4/2013 thì việc tống đạt văn bản này vẫn tạm ngưng mặc dù Nghị quyết số 24/2008/QH12 của Quốc hội về việc tiếp tục thí điểm chế định Thừa phát lại đã có hiệu lực từ ngày 23/11/2012.

Việc các Tòa án chưa giao văn bản cho các văn phòng Thừa phát lại tống đạt trở lại đã gây ra những khó khăn nhất định cho các cán bộ ở đây, ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết các vụ việc tại Tòa. Bởi lẽ, hơn hai năm qua kể từ khi các văn phòng Thừa phát lại chính thức thành lập và thực hiện công việc tống đạt văn bản của mình thì các thư ký ở Tòa án đã có nhiều thời gian hơn trong việc trau dồi nghiệp vụ của mình, tập trung cho công việc tại Tòa án. Nay, việc tạm ngưng diễn ra đột ngột, Thư ký phải tự mình đi tống đạt. Không quen với việc tìm địa chỉ tống đạt, phải đi liên hệ lại từ đầu với đại diện UBND phường, công an khu vực hay đại diện ban điều hành khu phố… khiến cho công việc tống đạt văn bản của thư ký Tòa án trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian. Trong khi đó, trước đây, trung bình trên địa bàn mỗi quận, huyện Văn phòng Thừa phát lại chỉ cần phân công cho tối đa 2 thư ký nghiệp vụ phụ trách công việc tống đạt không chỉ văn bản của Tòa án mà cả văn bản của cơ quan thi hành án. Quan tìm hiểu, chúng tôi được biết rằng, hiện các Tòa án đang rất mong chờ và sẵn sàng ký hợp đồng dịch vụ mới để Văn phòng Thừa phát lại tống đạt văn bản trở lại chỉ có điều đang chờ văn bản chỉ đạo từ cấp trên. Rõ ràng, Thừa phát lại tống đạt văn bản là nhu cầu cấp thiết, rất mong các cơ quan nhà nước có sớm có văn bản chỉ đạo. 

Thực hiện chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước, sau hơn hai năm thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh, bước đầu đã được những kết quả rất khả quan. Tổng doanh thu của 8 văn phòng Thừa phát lại là hơn 17,1 tỷ đồng sau 2 năm đi vào hoạt động, đặc biệt là số lượng vụ việc và doanh thu có chiều hướng gia tăng theo thời gian. Cụ thể, các văn phòng Thừa phát lại đã thực hiện tống đạt được 103.218 văn bản, đã lập và đăng ký tại Sở Tư pháp tổng cộng 5.020 vi bằng, thực hiện được 147 vụ việc xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp tổ chức thi hành được 26 vụ án.

 

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Tự tạo website với Webmienphi.vn